Diễn Đàn Thi Thơ

Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Trấn Tường Thi Tuyển


    Câu chiện đầu năm : Xin Tài Hái Lộc , Đoán Vận Cả Năm .

    Admin
    Admin
    Admin


    Posts : 2962
    Join date : 2011-07-06
    Age : 80
    Location : VietNam

    Câu chiện đầu năm : Xin Tài Hái Lộc , Đoán Vận Cả Năm .  Empty Câu chiện đầu năm : Xin Tài Hái Lộc , Đoán Vận Cả Năm .

    Post  Admin Wed Feb 20, 2019 11:32 pm

    Câu chiện đầu năm : Xin Tài Hái Lộc , Đoán Vận Cả Năm .

    Các nước Á Đông trong đó có Việt Nam! , người dân đa số theo tín ngưỡng “ thờ Thần Phật “ . Trong bất cứ dịp lễ hay gia đạo hữu sự , thường hay cúng bái xin ân trên ban phước lành , hầu vạn sự được may mắn .

    Nhất là vào dịp Tết đón xuân đầu năm cành đào cành mai đang khoe sắc thắm , mọi người sau khi rước Tổ Tiên về đoàn tụ , ăn buổi cơm đoàn viên trong không khí ấm ấp vui vẻ , ngày mồng một nhất là thời khắc giao thừa , xuất hành đến các đền chùa thắp hương cầu nguyện xin tài hái lộc đầu năm mới .

    Mọi người gặp nhau đầu xuân , gởi trao nhau lời chúc phúc an khang cho cả gia quyến hoà lẫn tiếng cười rộn rả . Nhất là xin xâm cầu hỏi “ ân trên “ chỉ cho thời vận , có được như ý trong năm mới này .

    Người già hỏi cầu được sức khoẻ , người buôn bán xin hỏi đường kinh doanh có tốt lành , hỏi đường gia đạo có chi trắc trở , các cô đương xuân cầu biết đường tình duyên năm mới , học sinh thì cầu mong thi cử điểm cao đổ đạt .

    Trước đây tại Việt Nam! , Các chùa chiền có các sư trụ trì , lo công phu kinh kệ , tu tập phật sự . Những việc xin quẻ vấn thần bên phật giáo , coi như mê tín nên không coi trọng .

    Theo dòng thời cuộc người Hán vì tránh sự áp bức của triều đình Mãn Thanh , tiếp sau hàng thế kỷ dòng người di dân , vì mong thoát khỏi cảnh chiến tranh loạn lạc , thêm sự gia tăng dân số cộng cuộc sống khổ cực đói nghèo .

    Người TQ các vùng như Quảng Đông & Triều Châu lần lượt vào Việt Nam! , khai khẩn đất hoang trồng trọt , buôn bán kinh doanh , lập tiệm mở hàng quán tạo lập sự nghiệp nơi vùng đất mới , với sự cần kiệm nên tạo được cơ ngơi nhà cửa ổn định , sự tâm linh tín ngưỡng cũng từ đó dần được hình thành .

    Với sự tương thân và đòng góp tài vật trong cộng đồng , những chùa miếu dần được hình thành xây dựng , thờ cúng chư vị thần linh theo tập tục nơi quê nhà .

    Chợ quê tôi ( Tắc Vân ) cũng không ra khỏi quy luật đó , nên từng thế hệ cộng đồng người Hoa nối tiếp giử gìn , tôn tạo duy trì ngôi miếu cổ .

    Dù nằm cặp bờ sông bị sạt lỡ , nhưng người bổn phố sẵn sàng quyên góp tiền của công sức , hầu cố  gìn giữ lại di tích của tiền nhân .
    Việc cúng tế vẫn được nối tiếp bởi thế hệ sau này , nhất là việc xin xăm hỏi quẻ đầu năm . Nhớ Ba tôi khi đầu năm khai trương cửa hàng , ngoài nhang đèn lễ cúng thì mang theo quít , cùng gous thèo lèo , cúng tế xong về đến nhà thì thấy mang theo mấy lá xăm , 1 là việc buôn bán , 2 là gia đạo , 3 là bổn mạng tôi có được an lành vì đang là lính tại ngũ . Kế là thỉnh mấy lá bùa trấn bình an dán cửa trước và cửa sau .

    Trước năm mậu thân 1968 . Bùa và thẻ xăm Ông Bổn bằng chữ hoa , được in trên giấy vàng bằng khuông khắc mộc bảng , người xin đem về phải nhờ người am hiểu về điển tích bàn rỏ nội dung . Đến khi lập kham và tượng Bà Thiên Hậu thánh mẫu , mới có xăm chữ việt do chùa Bà CM cung cấp .

    Năm 1975 chủ nghĩa vô thần cs vào nắm chính quyền , việc thờ cúng và xin xăm bị cấm đoán , phải bị gián đoạn mấy năm đầu tiếp thu , sau khi đổi mới 1986 , có nới nang trong tập tục tín ngưỡng .

    Ngôi cổ miếu bị dòng nước chảy sạt lở không thể tu sửa , nên được sự hợp lực cộng đồng trong ngoài nước xây dựng lại ngôi chùa mới , và lễ khánh thành được tổ chức ngày 26/01/2003 .

    Thế hệ sau kế thừa truyền thống tâm linh của những lưu dân đi trước , hoàn thành công trình thờ tự cho cộng đồng tại địa phương . Lúc nhận nhiệm vụ thì tất cả sách sổ lưu của chùa bấy nay , được bàn giao lại toàn bộ , trong đó có quyển sách bàn và 100 thẻ xăm quan thánh do nhà xuất bản thượng hải ấn hành đã trên trăm năm , cùng cuốn sách cổ giải 100 thẻ xăm Quan thế âm , tàng bản của đại phật tự Quảng Châu tỉnh Quảng Đông in ấn .

    Với bản tánh tò mò ham chữ , sau khi xem và đọc hết các bản giải xăm có trong tay , cộng thêm sự hiểu biết tương đối về lịch sử , cùng luật thơ đường . Biết đây là ý tưởng gởi gắm của hiền nhân thời xưa , khuyên bảo người đời hiểu biết về luật nhân quả , tích đức làm việc thiện trong từng lá xăm , qua các mục thánh ý , giải xăm và cả lời bàn .

    Trước đây cũng có người đã dịch qua tiếng việt , sau khi đối chiếu bản gốc thì thấy có nhiều sai sót . Nên muốn bắt tay vào dịch lại toàn bộ , hầu lưu lại cho ngôi cổ miếu xử dụng .

    Nhưng còn đắn đo không biết khi đưa ra có bị dư luận đem ra đàm tếu , thêm việc là có bị sai phạm đến quy định về văn hoá hay tôn giáo của nhà nước , bị kết tội truyền bá tư tưởng “ mê tín dị đoan “ .

    Còn như bỏ mặc thì còn đâu là sự đúng đắn của chữ nghĩa thi từ , nên bắt tay vào dịch toàn bộ 2 cuốn xăm đang giữ , và công việc hoàn thành năm 2008 , với bản viết tay được đóng thành cuốn cho tiện .

    Đến năm 2009 tiếp tục dịch xăm Bắc Đế , và xăm Bà Thiên Hậu . Nhưng bị gián đoạn giữa chừng vì phải qua Úc chịu tang Cha .

    Với người yêu thích chữ nghĩa , họ rất trang trọng thành quả do ngưởi khác khổ công dịch thuật , với người hời hợt thì họ coi đó chỉ là phương tiện cho họ kiếm tiền , nên cẩu thả trong việc bảo quản , và hậu quả như thế này đây .

    Họ bôi viết nguệch ngoạc bất cứ lúc nào có thể , dù cho đó là những vật tâm linh , mà những người có lòng bỏ bao công sức thời gian lẩn tâm trí mà tạo thành . Cảm thấy thành quả bị coi thường , nên hiện nay đả lấy lại cả 2 quyển cất giữ tại nhà .

    Lời bàn xăm Quan Thế Âm , còn trên 1500 câu thi đành phải gát lại , lòng nguội lạnh không muốn dịch tiếp nữa .

    Sau khi từ Úc trở về năm 2010 , là lúc mài mò bước vào “ công nghệ thông tin “ , có lap top có ipad được Má gởi cho , với sự hỗ trợ của em út lập trang Forum trên mạng . Tập xử dụng máy gõ các bài xăm đưa lên trang nhà cho mọi người tìm hiểu .

    Lúc đầu thì có nhiều luồng dư luận khác nhau , đưa ý kiến có học giả trí thức , có các nhà đạo đức tâm linh , giáo sư tiến sĩ cũng có , người bảo cấm kẻ thì nói đó là nét văn hoá tâm linh không hại ai nên không cấm .

    https://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/xin-xam-nen-cam-hay-khong-20100926031247712.htm

    Nhất là trang giáo hội phật giáo Việt Nam! , cho rằng đây là hình thức mê tín cần loại trừ .

    Nhưng qua thời gian thì các trang tâm linh đạo giáo , chùa chiềng các nơi rộ nhau “ chôm “ đăng lên trang nhà , mà không cần dẫn nguồn hay đề tên dịch giả .

    Với tâm lý nắm bắt được người xin xăm sau lâu ngày quan sát , người được quẻ thượng cười tươi hớn hở , người lắc ra quẻ hạ tâm trạng lo buồn , thậm chí len lén nhét trả lại quẻ xăm vào kệ không dám mang về nhà . Nên trong lúc dịch có những quẻ hạ thì được nâng lên thành trung , những quẻ trung đẩy lên thành xăm thượng , hầu giãm bớt sự phiền náo cho người đến viếng chùa .

    Vào dịp xuân năm nay qua đọc báo mạng , với chủ trương xã hội hoá chùa chiềng , biết được lần đầu tiên tại chùa Vạn Phật qu 5 , TP hcm , có máy xin xăm thời công nghệ 4.0 .

    https://www.youtube.com/watch?v=_AfzWhSHNE4
    http://diadiemanuong.com/tp-ho-chi-minh/chua-van-phat/doc-dao-may-xin-xam-hien-dai-thoi-cong-nghe-40

    Sau khi xem các clip và đọc trang báo đăng , thì những quẻ xăm này được “ chôm “ từ xăm của chính tay tôi dịch trước đây .

    Với xã hội hiện nay con người phải chăng chỉ biết sống bằng danh hão , dù cho danh dự đó là cướp lấy thành quả của người khác . Khắp chốn đề cao học tập đạo đức , nhưng nào họ có làm theo bao giờ .

    Các danh hiệu viện sĩ , tiến sĩ , tu sĩ v . . v . . , những người tự cho họ cái quyền rao giảng dạy bảo người khác về đạo đức , tôi đề nghị những người vỗ ngực tự hào đó học lại 2 chữ “ Liêm Sỉ “ , để họ biết được đạo đức , là được lưu truyền dạy bảo từ truyền thống gia đình , cây lành sanh tự khắc trái ngọt đơn giản vậy thôi ! .

    Từng mùa xuân trôi qua , nơi chợ nhỏ của 1 tỉnh cuối miền đất nước , có ông lão bước vào tuổi cổ lai hy , dõi mắt nhìn dòng thời gian thăng trầm chầm chậm trôi qua , dù cho sau này có vật đổi sao dời , qua mỗi dịp lễ tết mừng xuân mới , những nụ cười xinh tươi khi trên tay cầm lấy lá xăm với công sức đã tạo dịch ra , hoà với làn gió đầu năm mới nét văn hoá tâm linh , được lưu truyền đến ngàn đời sau trên khắp mọi nẻo đường đất nước , cũng như cộng đồng người Việt trên toàn thế giới . Chúc tất cả được an lành .


    Last edited by Admin on Thu Feb 21, 2019 12:00 am; edited 4 times in total (Reason for editing : Stick it to the global announcements)

      Current date/time is Fri Apr 26, 2024 5:21 pm