Bên đường dừng bước
Khái Hưng
Sáng hôm ấy khi Bằng ở ấp Ðoan Dương ra đi trời hưng hửng nắng, khiến Bằng cảm thấy tâm hồn khoan khoái và thân thể nhẹ nhàng, như được tắm trong bầu không khí khoáng đãng, trong luồng gió lạnh đầy hương phấn buổi đầu xuân, và chiếc xe đạp của Bằng tự sức nó đi vùn vụt khi xuống đồi, khi lên dốc : chân Bằng cử động mà Bằng không thấy mỏi.
Là vì Bằng vui mừng được xa lánh một nơi mà ở đó Bằng không yêu mến ai và cũng không ai yêu mến mình. Hai ngày Tết vừa qua, trong gia đình một ông chú họ, Bằng đã sống giữa đám người thờ ơ lãnh đạm, nhưng không từng bao giờ quen biết, từ ông chú, bà thím cho chí mấy người em họ. Nhất cô Thu, thì lại khe khắt với Bằng lắm, tuy cái tên có vẻ êm đềm, hòa nhã. Hình như đối với Bằng, ai ai cũng chỉ có một lòng khinh miệt mà xót thân mồ côi cha mẹ, Bằng càng thấy rõ rệt nh vẽ trên nét mặt từng người.
Bằng đã tưởng sẽ đem theo trong trí về Hà Nội mấy cái hình ảnh đáng ghét. Nhưng mà trai trẻ vẫn là tuổi dễ quên. Phong cảnh hữu tình đằm thắm tất tơi trong một sáng mùa xuân lại như vỗ về, như an ủi, như vì ai trút sạch những ý tưởng chán nản, hắc ám, nó vẩn đục tâm hồn. Và Bằng hiểu thấy cái gia đình chân thật của con người là vạn vật, là vũ trụ bao la.
Kìa vạn vật đương đón tiếp và thương mến người
Người hãy dấn thân vào lòng vạn vật...
Bằng lẩm nhẩm đọc hai câu thơ của Lamartine và mỉm cười đưa mắt ngắm cảnh. Những đồi trồng chè, trồng sắn liên tiếp nhau, chỗ xanh nhạt, chỗ xanh đen, vạch lên da trời màu nguyệt bạch một nét uốn éo mềm mại như thân con rồng lượn khúc.
Thỉnh thoảng xe đạp của Bằng lại lăn trên một quãng đường hẻm. Hai bên, trong đám rừng rậm đen um, thấp thoáng hiện ra những gốc trắng mà thẳng vút của cây lim và cây trám.
Nhưng khi đến trại Kim Lăng giẫy nhà lá san sát xếp hàng ở ven đồi, trong một nơi thung lũng nhỏ bỗng nhắc lại Bằng nhớ tới quang cảnh Tết ở ấp Ðoan Dương với những cây nêu có chùm khánh sành, đống xác pháo lòe loẹt trước phên nứa dán giấy đỏ.
Bằng cấm đầu chạy thật mau để được khuất mặt cái hình ảnh mà chàng cho là hắc ám, buồn tẻ. Ðối với chàng cái vui chỉ núp ở áng mây hồng, ở trái đồi xanh, ở giòng nước bạc, ở cơn gió may, ở trong sự rung động của cành lá, sự phất phơ của ngọn cỏ, ở trong làn không khí bao bọc mình ta.
Bằng loay hoay với tư tưởng và trời mưa từ bao giờ, chàng không biết. Mãi lúc giọt nước lạnh theo vành mũ chảy xuống má, chàng mới chượt tỉnh. Ðưa mắt nhìn ra xa, phong cảnh rất đẹp quang minh buổi sáng đã chìm đắm vào trong một làng mờ mịt. Những chòm lá gồi cao chót vót như bơi trên mặt đám sương dày, thân cây sắc trắng nhạt đã lẫn vào trong màu hung hung của màn mưa bụi.
Thỉnh thoảng, lơ lửng giữa sờn đồi thoai thoải xuống đường, một chiếc nhà sàn lợp lá. Ðứng sát bên cạnh, chòm lá xanh thẫm của mấy cây dọc điểm những chấm đen lên nền trời bạc mờ.
Bằng vui vẻ so sánh cảnh bình minh buổi sáng với cảnh mưa phùn bây giờ ? Mỗi cảnh có một vẻ đẹp riêng. Chàng dừng xe lại ngắm, tưởng tượng như đứng trước một bức tranh sương mờ khói tỏa.
Nhưng mưa một lúc một nặng hột, gió một lúc một lạnh thêm, nước ở vành mũ chảy xuống như giọt mái tranh. Bộ quần áo dạ tím của Bằng ướt đầm và nặng chịu.
Leo một cái dốc dài, đường thì cây và trơn, gió thì ngược và mạnh, Bằng phải nằm rạp xuống, hai tay nắm ghì lấy tay lái mới khiến được xe đi từ từ như con ốc nặng nề bò lên thành chậu. Ðến lưng chừng dốc, Bằng hết sức dấn. Bỗng sau một tiếng "cách", xe lùi lại làm cho Bằng suýt ngã văng ra. Chàng cúi xuống xem thì xích xe đã đứt và rơi ra đường lẫn trong bùn đất đồi vàng xám. Chàng nhặt lên, chắp nó lại, rồi lắc đầu, thở dài lẩm bẩm : - Thôi đành cuốc bộ, để chờ xe ô tô hàng đi qua.
Nhưng Bằng thất vọng biết chừng nào khi chợt nhớ ra rằng mồng hai tết, xe hàng chưa chạy. Chàng đã toan quay xe về nhà chú. Từ đó cách ấp Ðoan Dương chỉ độ mời mấy cây số mà xa tỉnh lỵ Phú Thọ những hơn hai mơi cây. Song tưởng tới cái bộ mặt khinh khỉnh của mấy người em họ, chàng lại thôi.
Rồi Bằng chẳng thấy rét nữa, vui vẻ dắt xe đạp đi lên dốc, mặc cho bùn cây lấm lem ống quần, mặc cho hột mưa sắc như mũi tên đâm xả vào mặt, vào tai.
Vượt qua một trái đồi và đi hết một quãng rừng nhỏ, Bằng trông sang bên tả thấy xa xa có làn khói lam nhạt ẩn hiện trong đám mờ mờ. Ðoán chừng đó là một nơi dân cư đông đúc chàng tìm lối rẽ vào. Chàng liền tất tả tiến bước. Quả nhiên vừa khỏi một chỗ đường vòng, chàng thấy hiện ra một túp lều tranh lẩn vào giữa hai cây gạo lớn.
Lại gần, Bằng nhận thấy nếp nhà có ba gian. Cái gian bên trái vách mới quét vôi trắng. Còn gian giữa thì chiếc phên nứa che kín cả hai cái cột tre, có bốn miếng giấy đỏ vuông không chữ dán trước bức phên.
Thoáng nghe ở trong nhà có ai cười nói, Bằng mừng quýnh lại đập phên.
- Ai ?
- Tôi.
Trong nhà có tiếng hai người thì thầm bàn.
Bằng nói một cách tha thiết :
- Tôi qua đây gặp mưa gió, rét mướt, nhờ ông bà cho tôi trú chân nghỉ một lát và chữa lại xe đạp đứt xích.
Chủ nhà tháo chốt, tháo róng, lách phên tiếp khách vào.
Trong nhà lờ mờ tối, nhất là đối với mắt Bằng vừa ở ánh sáng mặt trời vào.
Gian bên hữu bày một cái bàn thờ con con dưới ánh đèn lù mù hai cây đèn dầu nam; Sát bàn là một cái phản thấp giải chiếc chiếu mới.
- Mình chống cái phản lên một tí cho sáng sủa.
Nghe rõ giọng trong trẻo của một người thiếu phụ. Bằng định thần nhìn kỹ thì thấy sau hai cái ống bễ cao, thấp thoáng hiện ra cái đầu chít khăn vuông và hai bàn tay im lặng cầm cán bễ. Bấy giờ chàng mới nhận ra rằng mình vừa vào nhà một người thợ rèn.
Bác phó sửa soạn chống phên, Bằng vội gạt :
- Thôi, cứ để thế này cho ấm.
Người kia hỏi :
- Thưa ông lạnh lắm phải không ?
- Phải, tôi lạnh lắm.
- Vậy mời ông sưởi cho ấm.
Rồi bảo vợ :
- Mình kéo đi.
Tức thì tiếng phì phào bắt đầu. Chủ đặt một cái thùng gỗ thấp bên đống than hồng, mời khách ngồi. Bằng nói cảm ơn nhận lời rồi đưa hai bàn tay rét buốt hơ lên hơi nóng. Ðối diện chàng, ngồi trên nền đá ong xếp chồng, và phủ tầu lá gồi khô, chủ nhà hỏi :
- Thưa ông ở đâu về ?
- Tôi ở ấp Ðoan Dương tới.
- Thưa ông ấp Ðoan Dương tận đâu cơ ?
- Ở gần phủ Ðoan Hùng.
- Thế thì chắc xa lắm. Ông bỏ áo ngoài ra chẳng khéo ướt thấm vào nhỡ cảm.
Theo lời, Bằng cởi áo. Chàng đã quen với ánh sáng lờ mờ trong gian nhà tối và hơi nóng dịu dàng của than hồng bốc ra đã làm cho chàng dễ chịu, Bằng khoan khoái tươi cười đưa mắt nhìn quanh.
Trên đôi ống bễ, mặt người thiếu phụ phản chiếu ánh lửa hây hây dưới chiếc khăn vuông đồng tiền, và lắc lư theo nhịp tay kéo bễ. Bằng tơ mơ ngắm nghía, khiến người thiếu phụ thẹn thùng cúi gầm xuống.
Bằng mỉm cời :
- Thôi cám ơn bác, tôi đã hết rét rồi. Không làm gì mà kéo bễ mãi phí than vô ích.
- Thưa ông được, cả một năm có ba ngày tết tốn là mấy, ở đây gần rừng có lò đốt than nên rất rẻ.
- Nhưng để thế này cũng đủ ấm rồi. Tôi xin ngồi nghỉ một tý nữa, rồi phải đi ngay cho kịp xe hỏa hai giờ về Hà Nội.
Dừng tay, đứng lắng tai nghe hai người nói chuyện, vợ bác phó rèn cũng góp một câu : - Nhưng ban nãy ông nói giây xích đứt cơ mà.
Bằng sực nhớ ra :
- Ồ nhỉ ! Suýt nữa tôi quên bẵng.
Chàng đứng dậy ra đường. Bác phó cũng theo ra đỡ phên. Bằng đem xe vào trong nhà để tựa bên vách rồi cầm xích xe đưa cho bác phó xem :
- Ðứt mất một mắt.
Người vợ đến gần cúi nhìn bảo chồng :
- Ðứt một mắt thì đánh mắt khác vào cũng được chứ gì.
Chồng cười :
- Mình tưởng dễ lắm đấy. Phải làm bằng máy làm bằng tay sao được.
Thấy hai vợ chồng bác phó rèn loay hoay mỗi người cầm một đầu dây xích, Bằng bàn :
- Cái xích này dài và lỏng quá nên thường vẫn rơi, vậy nếu bác cho cài chốt vào mà giọt hai mắt xích với nhau cũng được.
Người vợ đã hết bẽn lẽn, vui vẻ bảo Bằng :
- Ồ ! thế thì dễ lắm nhỉ.
Khi đã rửa xích sạch bùn trong chậu nước đen vàng những bụi than, nàng cười bảo chồng :
- Ừ phải đấy.
Bằng không nghĩ đến cái giây xích xe đứt mà chỉ đăm đăm ngồi ngắm người thiếu phụ nhanh nhẹn, vui vẻ, luôn mồm cười nói. Bằng trông như con chim vành khuyên nhẹ nhàng hót trên cành cây.
Than đổ đầy lò nàng lại đến kéo bễ. Sau tiếng phì phèo, tiếng nổ lách tách. Lò một lúc một nóng thêm, ngọn lửa xanh liếm đến đâu than đen trở nên đỏ đến đấy. Rồi một đám bụi vàng lớn tung tóe ra từ phía như kết thành một bó hoa cải lấm tấm hoạt động thực mau dưới ánh mặt trời trước một cơn gió lạnh.
Bằng giật mình né người về phía sau, khiến chị phó rèn cất tiếng cười khanh khách. Bằng ngước mắt nhìn nàng, mỉm cười. Trong khi ấy thì chồng nàng đương cúi đầu xuống gầm phản lục trong cái hòm gỗ lớn để tìm một cái chất sắt. Chẳng biết nói gì, Bằng hỏi cho có chuyện :
- Hôm nào bác mở cửa hiệu ?
Chị phó rèn lại cười :
- Ông tính làm gì có hiệu mà mở cửa. Nghĩa là bắt đầu làm việc thì chúng tôi làm việc từ hôm qua cơ.
- Thế không ăn tết à ?
- Vẫn ăn tết chứ.
Nghe giọng nói có duyên và ngắm đôi mắt nhanh nhẹn hòa nhịp cùng cặp môi cắn chỉ luôn luôn nhách một nụ cười tươi tắn, Bằng lại nghĩ đến những cô gái Lim láu lỉnh và nhớ một lần có người bảo chàng phần nhiều người Phú Thọ đều là dân quê vùng Bắc Ninh di cư lên.
- Còn ông, ông ăn tết ở đâu vậy ?
Câu hỏi ấy khiến Bằng nhớ tới người chú họ. Ngồi chống gối, hai bàn tay ôm đầu, chàng ngẫm nghĩ thở dài.
Người chồng cầm xích xe đi xuống nhà chừng để rửa lại, vợ cũng theo xuống, thì thầm :
- Ông này hình như có việc gì buồn.
Chồng gật, đáp :
- Ừ mà sao mới mồng hai tết, ông ta đã xa nhà cửa để đi đâu một mình vội vàng như thế nhỉ?
- Hay ông ta không có nhà cửa, không có bà con thân thích.
- Không đâu ! Ban nãy ông ta bảo ông ấy ở nhà người chú về cơ mà.
- Ồ phải ! này có nhẽ ông ấy đói lắm nhỉ ?
- Thôi mình kéo bễ để tôi hành lại cái xích cho ông ấy, rồi ta còn ăn cơm chứ.
Vợ có ý e ngại, bảo chồng :
- Hay ta thử mời ông ấy ăn cơm xem, có nhẽ ông ấy vừa rét, vừa đói.
Chồng cười :
- Bậy ! Khi nào ông ấy lại thèm ngồi ăn cơm chung với mình.
Hai người lên nhà, Bằng hỏi :
- Thế nào, bác liệu có chữa được không ?
- Chưa ông, tôi sắp sửa chữa đây. Mời ông ngồi sưởi một tí nữa cho ấm. Ðể cái áo này ráo đã chứ !
Bằng cười :
- Ráo mà làm gì ? Ráo rồi chốc nữa ra mưa lại ướt.
Người vợ nhìn chồng, lắc đầu phàn nàn :
- Thương hại !
Hai tiếng nói se sẽ khiến Bằng phải chú ý đến cô gái quê xinh xắn. Nàng đẹp, Bằng đã nhận thấy ngay từ lúc nãy.
Nhưng tình nhân loại đã làm tăng vẻ đẹp của nàng lên bội phần, tình nhân loại đối với một kẻ mà nàng phỏng đoán không được sung sướng, một kẻ xông pha mưa gió giữa hôm ai ai cũng được thư thả an nhàn. Tự nhiên Bằng cảm thấy Bằng yêu nàng, yêu kẻ tỏ lòng thương hại mình, mà mình cũng tự biết ở vào tình cảnh đáng thương.
Chữa xong, bác phó đưa xích xe cho Bằng mà bảo rằng :
- Thưa ông, ông thử tra vào xem có vừa không ?
Thấy ông khách lỡ đãng không đáp lại, người vợ đỡ lời :
- Thì mình cứ thử tra vào xem.
Bấy giờ Bằng mới biết cái xích đã chữa xong, quay lại nói :
- Cám ơn bác, bác đưa tôi xin.
Khi tra xích vào đĩa xe thấy vừa vặn, chàng lẩn thẩn : Giá ngắn quá thì có phải...
Chàng không dám nghĩ trọn câu, mình tự thẹn rồi cầm ba hào ngần ngừ nói :
- Năm mới tôi mở hàng.
Bác phó gạt phắt :
- Tôi làm giúp ông đấy, chứ vật thử là bao, mà tiền nong.
- Nhưng năm mới bác...
Người vợ cười :
- Không đâu, chúng tôi khai lò từ hôm qua rồi đó, vì hôm qua chúng tôi đã làm cho ông bà ở trong làng một cái róng sắt.
- Vậy tôi xin cảm ơn hai bác nhé, hai bác tử tế quá.
Bằng dắt xe cáo từ xin đi, vẻ mặt buồn rầu, ngao ngán. Người chồng đứng nhìn ra sân nói :
- Giời mưa vẫn nặng hạt mà gió thổi vẫn dữ. Hay ông hãy đến ngồi để sưởi một lúc nữa cho ấm.
- Thôi, cám ơn bác, tôi phải đi cho kịp chuyến xe lửa hai giờ.
Người vợ đã đến ngồi bên lò ngước mắt nhìn, hỏi Bằng :
- Vậy bây giờ mấy giờ thưa ông ?
Bằng rút đồng hồ túi ra xem :
- Hơn mười một giờ. Trời mưa, gió lại ngược thì đạp cố cũng phải một giờ rưỡi mới đến Phú Thọ. Người thiếu phụ nghĩ đến cảnh mưa gió ướt át lầy lội mà lấy làm ái ngại cho ông khách. Nàng hỏi :
- Vậy sau chuyến tàu hai giờ không còn chuyến nào nữa ?
Bằng trù trừ, nửa muốn đi nửa muốn ở, nên trả lời vơ vẩn :
- Còn chuyến bốn giờ nữa.
- Thế thì ông đi chuyến ấy có hơn không ? Mấy hôm nay, hôm nào cũng gần về chiều thì giời mới hửng nắng. Vậy ông chờ một tí nữa xem.
Bằng yên lặng, nàng lại nói luôn :
- Thôi ông hãy ở lại lát nữa.
Bằng ngẫm nghĩ, rồi chép miệng nhìn nàng mỉm cời :
- Thì ở lại.
Cô phó rèn vui mừng nói một cách ngây thơ:
- Vâng, có thế chứ !
Người chồng đưa mắt liếc vợ, rồi nhìn vào mâm cơm cúng, ý muốn nói bụng đã đói mà ăn cơm nguội. Nàng như quả quyết làm một dự định từ lâu, quay thẳng lại nới với Bằng :
- Thưa ông, thế này thì thực không phải... Năm mới, vợ chồng chúng tôi mời ông xơi với chúng tôi một bữa cơm rau.
Nói xong, nàng đăm đăm chờ câu trả lời. Bằng cảm lòng thành thực của nàng, nhận lời ngay, nàng liền giục chồng :
- Mình bóc bánh chưng ra, tôi đi rán lại khúc cá, hâm lại niêu tôm.
Bằng ngồi chờ bên lò lửa, thẫn thờ nhìn qua cửa vách ra sân sau.
Mưa phùn vẫn lấm tấm. Một cái giậu nứa đã nát vây mẩu sân vuông nhỏ và bóng nhoáng, như mỡ. Mái tranh tí tách nhỏ giọt theo miếng mo buộc vào thân cây cau, một giòng nước manh mảnh chảy lanh tanh vào một cái vại sành.
Bên vại, một con gà mái ướt sướt mướt đứng ủ rũ thỉnh thoảng lại rùng mình khàn khàn kêu se sẽ. Sát giậu mấy bông hoa hồng quế đỏ thắm rung rinh ở đầu cành mảnh khảnh; đó là những nét chấm sắt tươi trong một cảnh toàn mầu nâu sẫm. Ngoài ra, phong cảnh ẩn sau cái màn bụi trắng của mưa bay, mịt mờ.
Một lát, cô phó rèn bưng cái mâm gỗ quang dầu, trên có đĩa cá khô rán, đĩa cá diếc kho, đĩa tôm, đĩa dưa hành, đĩa xôi gấc, bát canh khói thơm bay ngào ngạt. Nàng đặt mâm xuống phản mời khách :
- Rước ông lại xơi rượu.
Bằng đứng dậy nhìn mâm nói :
- Ồ ! cỗ to nhỉ ?
Chị phó bẽn lẽn :
- Ông cứ chế riễu. Quê mùa chúng tôi chỉ có thế.
- Không, to thực đấy chứ. Nhưng kìa, sao chỉ có một đôi đũa ?
- Xin mời ông xơi trước, vợ chồng chúng tôi ăn sau.
- Ai lại thế ! Nếu hai bác không cùng ngồi ăn thì tôi chả dám nhận lời hai bác mời đâu ?
Người chồng vội vã xuống bếp lấy thêm đũa bát, rồi lại cùng ngồi lên phản. Vợ bảo chồng :
- Có rượu cúng sao mình không lấy ra thết khách ?
- Ừ phải đấy, suýt nữa thì quên.
Bụng đói, trời rét, Bằng ăn ngon miệng lắm.
Thấy Bằng vì tay dính bùn chưa kịp rửa cầm đũa gắp xôi, người vợ đa mắt nhìn chồng tủm tỉm cười; nhưng lúc Bằng nhăn mặt nhắm rượu thì nàng không thể giữ gìn được nữa, bật cười lên tiếng. Nàng chữa thẹn ngay, chữa thẹn cho mình mà chữa thẹn cả ông khách, và nàng tìm chuyện để nói lảng một lúc lâu. Sau một dịp cười trong trẻo nàng vờ bảo chồng :
- Hoài của mình nhỉ, còn mỗi một bánh pháo, sáng nay lại đốt mất, không có bây giờ đem đốt mừng ông thì vui biết bao !
Bằng thì cho là chẳng có tiếng pháo nào ròn bằng tiếng cời của nàng. Người chồng, thấy vợ cười mãi sinh ngượng, tạ lỗi cùng khách :
- Xin ông tha thứ cho, nhà tôi tính trẻ con lắm, thực là vô phép với ông quá ! Bằng nhìn người thiếu phụ, nói :
- Phải vui chứ lỵ, giữ lễ phép thì buồn chết.
Rồi ba người lại nói huyên thiên, lại cười như nắc nẻ, người nọ đem truyện riêng ra kể với người kia, vì thế mà Bằng biết tên bác phó là Lợi, hai mươi sáu tuổi, vợ bác là Ty, hai mươi mốt tuổi. Bác làm nghề thợ rèn đã năm năm nay, và trước có theo lớp sơ đẳng trường làng. Cướp lời chồng, Ty liến thoắng thuật cho Bằng nghe vì sao nàng lấy anh Lợi, vừa kể nàng vừa luôn luôn thêm những dịp cười giòn tan.
Bằng liếc ngắm đôi má hồng vì men rượi, cặp mắt đuôi nheo dài và cái mồm hoạt động xinh xinh. Như lây cái vui giản dị, hồn nhiên của hai vợ chồng quê, Bằng cũng đem chuyện mình ra kể : chàng đã đổ tú tài bản xứ, nhưng chưa tìm được việc làm. Vì mồ côi cha mẹ, chàng đến ăn tết ở nhà một người chú họ để hưởng chút lạc thú gia đình, nhưng cậy giàu chú thím và các em họ nhạt nhẽo với chàng, nên chàng bỏ đi ngay sáng mồng hai tết.
Tâm hồn chàng là tâm hồn thi sĩ, dễ cảm động, dễ tưởng tượng, dễ thương yêu vơ vẩn, vì đó câu chuyện của chàng như có nhiễm vẻ huyền bí đối với bộ óc chất phát của vợ chồng bác phó.
Cơm nước xong, ba người lại ra ngồi bên lò. Thấy lửa đã tàn, Lợi đứng dậy cầm rỏ xuống nhà lấy thêm than.
Bằng nhìn ra sân bảo Ty :
- Kìa ! Trời hửng nắng thực rồi.
- Ờ nhỉ ?
Hai người đều có vẻ buồn rầu, cúi nhìn than đầy tro trắng, và cùng nghĩ đến giờ ly biệt. Kẻ đi sẽ để lại bên đường chút kỷ niệm êm đềm, người ở sẽ thương ai trơ trọi, không thân không thích.
Lợi đem than lên, cầm cái bát mẻ xúc đổ vào lò, rồi quay lại bảo vợ kéo bễ. Bằng đỡ lời :
- Ðể tôi kéo giúp.
Ty cười :
- Chết ! Ai lại thế !
Nhanh nhẹn, nàng đã đến đứng sau ống bễ. Lợi thò tay vào gầm phản với cái ấm sắt, bỏ chè tươi vào rồi ra vại nước. Bằng hỏi Ty :
- Ở giữa nơi đồng không, mông quạnh thế này, bác không sợ ?
Ty đáp :
- Ông tính còn sợ gì ? Làm chỉ đủ ăn, có của cải đâu mà lo trộm cướp.
- Ðủ ăn thì cũng khá rồi. Vậy công việc có nhiều không bác ?
- Thưa cũng đủ. Ðường này có xe ô tô hàng, các bác tài vẫn giao công việc cho chúng tôi luôn, nay cái "doành ", cái "láp", mai cái "bù loong ', cái "rông đền".
Bằng mỉm cời :
- Bác biết nhiều nhỉ ?
- Ấy lâu ngày quen đi đấy ông ạ.
Bằng ngắm Ty, nghĩ thầm : "Hẳn là nhờ cái nhan sắc của vợ mà bác phó rèn được các bác tài đem công lại cho".
Lợi móc quai ấm vào cái giây thép buộc từ trên cái kèo nhà rủ xuống ngay lò than rồi quay bảo vợ :
- Kìa ! mình không kéo bễ đi.
Than soạn nổ lách tách liên thanh, Bằng lấy đồng hồ ra coi. Bằng hoảng hất kêu lên :
- Chết chửa ! Gần hai giờ rồi, tôi phải về... Thôi kính chào hai bác và cám ơn các bác đã tiếp đãi tôi quá hậu.
Người chồng nhũn nhặn :
- Thưa ông, có gì đâu mà hậu. Chúng tôi ơn ông thì có, năm nay ông xông nhà thì chắc may mắn quanh năm.
Người vợ hỏi :
- Ông về mãi tận Hà Nội phải không ?
- Phải.
- Xa xôi mà rét mớt lắm nhỉ ! Nước sắp được ông thong thả một tý, chúng tôi biếu ông một chai chè tươi nóng để đi đường uống cho ấm.
Lợi nói :
- Ông đi xe đạp thì mang làm sao được ?
- Buộc vào xe chứ lỵ.
Rồi nàng ra sức kéo bễ. Chẳng bao lâu nước sôi rào xuống lò than và hơi chè bốc lên thơm phức. Ty rót nước vào chai và lấy giây thép buộc chắc chắn dưới yên xe đạp. Mười phút sau Bằng đã đương lủi thủi trên con đường về tỉnh lỵ.
Trời xuân rọi xuống cảnh đồi một làn ánh sáng trong. Trên những lá cây sim dại mọc bên vệ đường nước mưa còn đọng lại lấp lánh như thủy tinh. Những khóm hoa đơn lè sè mặt cỏ khoe sắc đỏ tươi, bên những cây phượng vĩ lá đều như gọt tỉa và những khóm thanh hao lá lấm tấm điểm trên cành dài và cứng, trông tựa cụm dương liễu tý hon.
Cảnh vẫn cảnh buổi sớm khi Bằng rời ấp Ðoan Dương ra đi, nhưng Bằng chẳng hiểu vì sao vẻ đẹp buổi sớm đã trở nên ủ rũ ?
Leo một cái dốc đến giữa chừng, Bằng thấy chân chồn và lòng chán nản, xuống xe chàng lại thở dài. Chai nước chè tơi buộc sau yên lại nhắc chàng tới vợ chồng người thợ rèn, nhất người vợ nhanh nhẹn, xinh xắn, vui cười mà chàng còn mang hình ảnh trong tâm trí.
Ðứng trên cao Bằng quay nhìn trở lại. Mấy trái đồi che khuất túp lều tranh. Thốt nhiên chàng nghĩ ngợi, chàng lên xe, đạp ngược về đường cũ.
Qua hai quãng đường vòng, chàng đã lại trông thấy nhà người thợ rèn, thấp thoáng giữa hai gốc gạo trắng và cao. Mơ màng chàng tưởng tượng có hai cái bóng vợ chồng ai đứng vẫy.Chàng chép miệng, mỉm cười giơ tay chào lần cuối cùng và lẩm bẩm nói :
- Chà ! trên đường đời còn nhiều phen dừng bước !
Rồi chàng quay xe ra sức đạp thật mau về Phú Thọ để kịp giờ xe hỏa, trong lòng lại vui sướng như buổi sớm, khi ở nhà người chú họ ra đi.
Là vì quên hẳn mình, Bằng chỉ nghĩ tới những nguồn hạnh phúc của nhân loại. Túp nhà tranh kia, với lò than lửa, với trái tim vàng, chàng cho phải là một sự an ủi dịu dàng đối với hết thảy những người như chàng, lẽo đẽo trên con đường dây lội, gió mưa và khao khát được dừng bước đâu đó mà ngắm trong chốc lát một cảnh vui tươi êm ấm khó tả.
Khái Hưng
Sáng hôm ấy khi Bằng ở ấp Ðoan Dương ra đi trời hưng hửng nắng, khiến Bằng cảm thấy tâm hồn khoan khoái và thân thể nhẹ nhàng, như được tắm trong bầu không khí khoáng đãng, trong luồng gió lạnh đầy hương phấn buổi đầu xuân, và chiếc xe đạp của Bằng tự sức nó đi vùn vụt khi xuống đồi, khi lên dốc : chân Bằng cử động mà Bằng không thấy mỏi.
Là vì Bằng vui mừng được xa lánh một nơi mà ở đó Bằng không yêu mến ai và cũng không ai yêu mến mình. Hai ngày Tết vừa qua, trong gia đình một ông chú họ, Bằng đã sống giữa đám người thờ ơ lãnh đạm, nhưng không từng bao giờ quen biết, từ ông chú, bà thím cho chí mấy người em họ. Nhất cô Thu, thì lại khe khắt với Bằng lắm, tuy cái tên có vẻ êm đềm, hòa nhã. Hình như đối với Bằng, ai ai cũng chỉ có một lòng khinh miệt mà xót thân mồ côi cha mẹ, Bằng càng thấy rõ rệt nh vẽ trên nét mặt từng người.
Bằng đã tưởng sẽ đem theo trong trí về Hà Nội mấy cái hình ảnh đáng ghét. Nhưng mà trai trẻ vẫn là tuổi dễ quên. Phong cảnh hữu tình đằm thắm tất tơi trong một sáng mùa xuân lại như vỗ về, như an ủi, như vì ai trút sạch những ý tưởng chán nản, hắc ám, nó vẩn đục tâm hồn. Và Bằng hiểu thấy cái gia đình chân thật của con người là vạn vật, là vũ trụ bao la.
Kìa vạn vật đương đón tiếp và thương mến người
Người hãy dấn thân vào lòng vạn vật...
Bằng lẩm nhẩm đọc hai câu thơ của Lamartine và mỉm cười đưa mắt ngắm cảnh. Những đồi trồng chè, trồng sắn liên tiếp nhau, chỗ xanh nhạt, chỗ xanh đen, vạch lên da trời màu nguyệt bạch một nét uốn éo mềm mại như thân con rồng lượn khúc.
Thỉnh thoảng xe đạp của Bằng lại lăn trên một quãng đường hẻm. Hai bên, trong đám rừng rậm đen um, thấp thoáng hiện ra những gốc trắng mà thẳng vút của cây lim và cây trám.
Nhưng khi đến trại Kim Lăng giẫy nhà lá san sát xếp hàng ở ven đồi, trong một nơi thung lũng nhỏ bỗng nhắc lại Bằng nhớ tới quang cảnh Tết ở ấp Ðoan Dương với những cây nêu có chùm khánh sành, đống xác pháo lòe loẹt trước phên nứa dán giấy đỏ.
Bằng cấm đầu chạy thật mau để được khuất mặt cái hình ảnh mà chàng cho là hắc ám, buồn tẻ. Ðối với chàng cái vui chỉ núp ở áng mây hồng, ở trái đồi xanh, ở giòng nước bạc, ở cơn gió may, ở trong sự rung động của cành lá, sự phất phơ của ngọn cỏ, ở trong làn không khí bao bọc mình ta.
Bằng loay hoay với tư tưởng và trời mưa từ bao giờ, chàng không biết. Mãi lúc giọt nước lạnh theo vành mũ chảy xuống má, chàng mới chượt tỉnh. Ðưa mắt nhìn ra xa, phong cảnh rất đẹp quang minh buổi sáng đã chìm đắm vào trong một làng mờ mịt. Những chòm lá gồi cao chót vót như bơi trên mặt đám sương dày, thân cây sắc trắng nhạt đã lẫn vào trong màu hung hung của màn mưa bụi.
Thỉnh thoảng, lơ lửng giữa sờn đồi thoai thoải xuống đường, một chiếc nhà sàn lợp lá. Ðứng sát bên cạnh, chòm lá xanh thẫm của mấy cây dọc điểm những chấm đen lên nền trời bạc mờ.
Bằng vui vẻ so sánh cảnh bình minh buổi sáng với cảnh mưa phùn bây giờ ? Mỗi cảnh có một vẻ đẹp riêng. Chàng dừng xe lại ngắm, tưởng tượng như đứng trước một bức tranh sương mờ khói tỏa.
Nhưng mưa một lúc một nặng hột, gió một lúc một lạnh thêm, nước ở vành mũ chảy xuống như giọt mái tranh. Bộ quần áo dạ tím của Bằng ướt đầm và nặng chịu.
Leo một cái dốc dài, đường thì cây và trơn, gió thì ngược và mạnh, Bằng phải nằm rạp xuống, hai tay nắm ghì lấy tay lái mới khiến được xe đi từ từ như con ốc nặng nề bò lên thành chậu. Ðến lưng chừng dốc, Bằng hết sức dấn. Bỗng sau một tiếng "cách", xe lùi lại làm cho Bằng suýt ngã văng ra. Chàng cúi xuống xem thì xích xe đã đứt và rơi ra đường lẫn trong bùn đất đồi vàng xám. Chàng nhặt lên, chắp nó lại, rồi lắc đầu, thở dài lẩm bẩm : - Thôi đành cuốc bộ, để chờ xe ô tô hàng đi qua.
Nhưng Bằng thất vọng biết chừng nào khi chợt nhớ ra rằng mồng hai tết, xe hàng chưa chạy. Chàng đã toan quay xe về nhà chú. Từ đó cách ấp Ðoan Dương chỉ độ mời mấy cây số mà xa tỉnh lỵ Phú Thọ những hơn hai mơi cây. Song tưởng tới cái bộ mặt khinh khỉnh của mấy người em họ, chàng lại thôi.
Rồi Bằng chẳng thấy rét nữa, vui vẻ dắt xe đạp đi lên dốc, mặc cho bùn cây lấm lem ống quần, mặc cho hột mưa sắc như mũi tên đâm xả vào mặt, vào tai.
Vượt qua một trái đồi và đi hết một quãng rừng nhỏ, Bằng trông sang bên tả thấy xa xa có làn khói lam nhạt ẩn hiện trong đám mờ mờ. Ðoán chừng đó là một nơi dân cư đông đúc chàng tìm lối rẽ vào. Chàng liền tất tả tiến bước. Quả nhiên vừa khỏi một chỗ đường vòng, chàng thấy hiện ra một túp lều tranh lẩn vào giữa hai cây gạo lớn.
Lại gần, Bằng nhận thấy nếp nhà có ba gian. Cái gian bên trái vách mới quét vôi trắng. Còn gian giữa thì chiếc phên nứa che kín cả hai cái cột tre, có bốn miếng giấy đỏ vuông không chữ dán trước bức phên.
Thoáng nghe ở trong nhà có ai cười nói, Bằng mừng quýnh lại đập phên.
- Ai ?
- Tôi.
Trong nhà có tiếng hai người thì thầm bàn.
Bằng nói một cách tha thiết :
- Tôi qua đây gặp mưa gió, rét mướt, nhờ ông bà cho tôi trú chân nghỉ một lát và chữa lại xe đạp đứt xích.
Chủ nhà tháo chốt, tháo róng, lách phên tiếp khách vào.
Trong nhà lờ mờ tối, nhất là đối với mắt Bằng vừa ở ánh sáng mặt trời vào.
Gian bên hữu bày một cái bàn thờ con con dưới ánh đèn lù mù hai cây đèn dầu nam; Sát bàn là một cái phản thấp giải chiếc chiếu mới.
- Mình chống cái phản lên một tí cho sáng sủa.
Nghe rõ giọng trong trẻo của một người thiếu phụ. Bằng định thần nhìn kỹ thì thấy sau hai cái ống bễ cao, thấp thoáng hiện ra cái đầu chít khăn vuông và hai bàn tay im lặng cầm cán bễ. Bấy giờ chàng mới nhận ra rằng mình vừa vào nhà một người thợ rèn.
Bác phó sửa soạn chống phên, Bằng vội gạt :
- Thôi, cứ để thế này cho ấm.
Người kia hỏi :
- Thưa ông lạnh lắm phải không ?
- Phải, tôi lạnh lắm.
- Vậy mời ông sưởi cho ấm.
Rồi bảo vợ :
- Mình kéo đi.
Tức thì tiếng phì phào bắt đầu. Chủ đặt một cái thùng gỗ thấp bên đống than hồng, mời khách ngồi. Bằng nói cảm ơn nhận lời rồi đưa hai bàn tay rét buốt hơ lên hơi nóng. Ðối diện chàng, ngồi trên nền đá ong xếp chồng, và phủ tầu lá gồi khô, chủ nhà hỏi :
- Thưa ông ở đâu về ?
- Tôi ở ấp Ðoan Dương tới.
- Thưa ông ấp Ðoan Dương tận đâu cơ ?
- Ở gần phủ Ðoan Hùng.
- Thế thì chắc xa lắm. Ông bỏ áo ngoài ra chẳng khéo ướt thấm vào nhỡ cảm.
Theo lời, Bằng cởi áo. Chàng đã quen với ánh sáng lờ mờ trong gian nhà tối và hơi nóng dịu dàng của than hồng bốc ra đã làm cho chàng dễ chịu, Bằng khoan khoái tươi cười đưa mắt nhìn quanh.
Trên đôi ống bễ, mặt người thiếu phụ phản chiếu ánh lửa hây hây dưới chiếc khăn vuông đồng tiền, và lắc lư theo nhịp tay kéo bễ. Bằng tơ mơ ngắm nghía, khiến người thiếu phụ thẹn thùng cúi gầm xuống.
Bằng mỉm cời :
- Thôi cám ơn bác, tôi đã hết rét rồi. Không làm gì mà kéo bễ mãi phí than vô ích.
- Thưa ông được, cả một năm có ba ngày tết tốn là mấy, ở đây gần rừng có lò đốt than nên rất rẻ.
- Nhưng để thế này cũng đủ ấm rồi. Tôi xin ngồi nghỉ một tý nữa, rồi phải đi ngay cho kịp xe hỏa hai giờ về Hà Nội.
Dừng tay, đứng lắng tai nghe hai người nói chuyện, vợ bác phó rèn cũng góp một câu : - Nhưng ban nãy ông nói giây xích đứt cơ mà.
Bằng sực nhớ ra :
- Ồ nhỉ ! Suýt nữa tôi quên bẵng.
Chàng đứng dậy ra đường. Bác phó cũng theo ra đỡ phên. Bằng đem xe vào trong nhà để tựa bên vách rồi cầm xích xe đưa cho bác phó xem :
- Ðứt mất một mắt.
Người vợ đến gần cúi nhìn bảo chồng :
- Ðứt một mắt thì đánh mắt khác vào cũng được chứ gì.
Chồng cười :
- Mình tưởng dễ lắm đấy. Phải làm bằng máy làm bằng tay sao được.
Thấy hai vợ chồng bác phó rèn loay hoay mỗi người cầm một đầu dây xích, Bằng bàn :
- Cái xích này dài và lỏng quá nên thường vẫn rơi, vậy nếu bác cho cài chốt vào mà giọt hai mắt xích với nhau cũng được.
Người vợ đã hết bẽn lẽn, vui vẻ bảo Bằng :
- Ồ ! thế thì dễ lắm nhỉ.
Khi đã rửa xích sạch bùn trong chậu nước đen vàng những bụi than, nàng cười bảo chồng :
- Ừ phải đấy.
Bằng không nghĩ đến cái giây xích xe đứt mà chỉ đăm đăm ngồi ngắm người thiếu phụ nhanh nhẹn, vui vẻ, luôn mồm cười nói. Bằng trông như con chim vành khuyên nhẹ nhàng hót trên cành cây.
Than đổ đầy lò nàng lại đến kéo bễ. Sau tiếng phì phèo, tiếng nổ lách tách. Lò một lúc một nóng thêm, ngọn lửa xanh liếm đến đâu than đen trở nên đỏ đến đấy. Rồi một đám bụi vàng lớn tung tóe ra từ phía như kết thành một bó hoa cải lấm tấm hoạt động thực mau dưới ánh mặt trời trước một cơn gió lạnh.
Bằng giật mình né người về phía sau, khiến chị phó rèn cất tiếng cười khanh khách. Bằng ngước mắt nhìn nàng, mỉm cười. Trong khi ấy thì chồng nàng đương cúi đầu xuống gầm phản lục trong cái hòm gỗ lớn để tìm một cái chất sắt. Chẳng biết nói gì, Bằng hỏi cho có chuyện :
- Hôm nào bác mở cửa hiệu ?
Chị phó rèn lại cười :
- Ông tính làm gì có hiệu mà mở cửa. Nghĩa là bắt đầu làm việc thì chúng tôi làm việc từ hôm qua cơ.
- Thế không ăn tết à ?
- Vẫn ăn tết chứ.
Nghe giọng nói có duyên và ngắm đôi mắt nhanh nhẹn hòa nhịp cùng cặp môi cắn chỉ luôn luôn nhách một nụ cười tươi tắn, Bằng lại nghĩ đến những cô gái Lim láu lỉnh và nhớ một lần có người bảo chàng phần nhiều người Phú Thọ đều là dân quê vùng Bắc Ninh di cư lên.
- Còn ông, ông ăn tết ở đâu vậy ?
Câu hỏi ấy khiến Bằng nhớ tới người chú họ. Ngồi chống gối, hai bàn tay ôm đầu, chàng ngẫm nghĩ thở dài.
Người chồng cầm xích xe đi xuống nhà chừng để rửa lại, vợ cũng theo xuống, thì thầm :
- Ông này hình như có việc gì buồn.
Chồng gật, đáp :
- Ừ mà sao mới mồng hai tết, ông ta đã xa nhà cửa để đi đâu một mình vội vàng như thế nhỉ?
- Hay ông ta không có nhà cửa, không có bà con thân thích.
- Không đâu ! Ban nãy ông ta bảo ông ấy ở nhà người chú về cơ mà.
- Ồ phải ! này có nhẽ ông ấy đói lắm nhỉ ?
- Thôi mình kéo bễ để tôi hành lại cái xích cho ông ấy, rồi ta còn ăn cơm chứ.
Vợ có ý e ngại, bảo chồng :
- Hay ta thử mời ông ấy ăn cơm xem, có nhẽ ông ấy vừa rét, vừa đói.
Chồng cười :
- Bậy ! Khi nào ông ấy lại thèm ngồi ăn cơm chung với mình.
Hai người lên nhà, Bằng hỏi :
- Thế nào, bác liệu có chữa được không ?
- Chưa ông, tôi sắp sửa chữa đây. Mời ông ngồi sưởi một tí nữa cho ấm. Ðể cái áo này ráo đã chứ !
Bằng cười :
- Ráo mà làm gì ? Ráo rồi chốc nữa ra mưa lại ướt.
Người vợ nhìn chồng, lắc đầu phàn nàn :
- Thương hại !
Hai tiếng nói se sẽ khiến Bằng phải chú ý đến cô gái quê xinh xắn. Nàng đẹp, Bằng đã nhận thấy ngay từ lúc nãy.
Nhưng tình nhân loại đã làm tăng vẻ đẹp của nàng lên bội phần, tình nhân loại đối với một kẻ mà nàng phỏng đoán không được sung sướng, một kẻ xông pha mưa gió giữa hôm ai ai cũng được thư thả an nhàn. Tự nhiên Bằng cảm thấy Bằng yêu nàng, yêu kẻ tỏ lòng thương hại mình, mà mình cũng tự biết ở vào tình cảnh đáng thương.
Chữa xong, bác phó đưa xích xe cho Bằng mà bảo rằng :
- Thưa ông, ông thử tra vào xem có vừa không ?
Thấy ông khách lỡ đãng không đáp lại, người vợ đỡ lời :
- Thì mình cứ thử tra vào xem.
Bấy giờ Bằng mới biết cái xích đã chữa xong, quay lại nói :
- Cám ơn bác, bác đưa tôi xin.
Khi tra xích vào đĩa xe thấy vừa vặn, chàng lẩn thẩn : Giá ngắn quá thì có phải...
Chàng không dám nghĩ trọn câu, mình tự thẹn rồi cầm ba hào ngần ngừ nói :
- Năm mới tôi mở hàng.
Bác phó gạt phắt :
- Tôi làm giúp ông đấy, chứ vật thử là bao, mà tiền nong.
- Nhưng năm mới bác...
Người vợ cười :
- Không đâu, chúng tôi khai lò từ hôm qua rồi đó, vì hôm qua chúng tôi đã làm cho ông bà ở trong làng một cái róng sắt.
- Vậy tôi xin cảm ơn hai bác nhé, hai bác tử tế quá.
Bằng dắt xe cáo từ xin đi, vẻ mặt buồn rầu, ngao ngán. Người chồng đứng nhìn ra sân nói :
- Giời mưa vẫn nặng hạt mà gió thổi vẫn dữ. Hay ông hãy đến ngồi để sưởi một lúc nữa cho ấm.
- Thôi, cám ơn bác, tôi phải đi cho kịp chuyến xe lửa hai giờ.
Người vợ đã đến ngồi bên lò ngước mắt nhìn, hỏi Bằng :
- Vậy bây giờ mấy giờ thưa ông ?
Bằng rút đồng hồ túi ra xem :
- Hơn mười một giờ. Trời mưa, gió lại ngược thì đạp cố cũng phải một giờ rưỡi mới đến Phú Thọ. Người thiếu phụ nghĩ đến cảnh mưa gió ướt át lầy lội mà lấy làm ái ngại cho ông khách. Nàng hỏi :
- Vậy sau chuyến tàu hai giờ không còn chuyến nào nữa ?
Bằng trù trừ, nửa muốn đi nửa muốn ở, nên trả lời vơ vẩn :
- Còn chuyến bốn giờ nữa.
- Thế thì ông đi chuyến ấy có hơn không ? Mấy hôm nay, hôm nào cũng gần về chiều thì giời mới hửng nắng. Vậy ông chờ một tí nữa xem.
Bằng yên lặng, nàng lại nói luôn :
- Thôi ông hãy ở lại lát nữa.
Bằng ngẫm nghĩ, rồi chép miệng nhìn nàng mỉm cời :
- Thì ở lại.
Cô phó rèn vui mừng nói một cách ngây thơ:
- Vâng, có thế chứ !
Người chồng đưa mắt liếc vợ, rồi nhìn vào mâm cơm cúng, ý muốn nói bụng đã đói mà ăn cơm nguội. Nàng như quả quyết làm một dự định từ lâu, quay thẳng lại nới với Bằng :
- Thưa ông, thế này thì thực không phải... Năm mới, vợ chồng chúng tôi mời ông xơi với chúng tôi một bữa cơm rau.
Nói xong, nàng đăm đăm chờ câu trả lời. Bằng cảm lòng thành thực của nàng, nhận lời ngay, nàng liền giục chồng :
- Mình bóc bánh chưng ra, tôi đi rán lại khúc cá, hâm lại niêu tôm.
Bằng ngồi chờ bên lò lửa, thẫn thờ nhìn qua cửa vách ra sân sau.
Mưa phùn vẫn lấm tấm. Một cái giậu nứa đã nát vây mẩu sân vuông nhỏ và bóng nhoáng, như mỡ. Mái tranh tí tách nhỏ giọt theo miếng mo buộc vào thân cây cau, một giòng nước manh mảnh chảy lanh tanh vào một cái vại sành.
Bên vại, một con gà mái ướt sướt mướt đứng ủ rũ thỉnh thoảng lại rùng mình khàn khàn kêu se sẽ. Sát giậu mấy bông hoa hồng quế đỏ thắm rung rinh ở đầu cành mảnh khảnh; đó là những nét chấm sắt tươi trong một cảnh toàn mầu nâu sẫm. Ngoài ra, phong cảnh ẩn sau cái màn bụi trắng của mưa bay, mịt mờ.
Một lát, cô phó rèn bưng cái mâm gỗ quang dầu, trên có đĩa cá khô rán, đĩa cá diếc kho, đĩa tôm, đĩa dưa hành, đĩa xôi gấc, bát canh khói thơm bay ngào ngạt. Nàng đặt mâm xuống phản mời khách :
- Rước ông lại xơi rượu.
Bằng đứng dậy nhìn mâm nói :
- Ồ ! cỗ to nhỉ ?
Chị phó bẽn lẽn :
- Ông cứ chế riễu. Quê mùa chúng tôi chỉ có thế.
- Không, to thực đấy chứ. Nhưng kìa, sao chỉ có một đôi đũa ?
- Xin mời ông xơi trước, vợ chồng chúng tôi ăn sau.
- Ai lại thế ! Nếu hai bác không cùng ngồi ăn thì tôi chả dám nhận lời hai bác mời đâu ?
Người chồng vội vã xuống bếp lấy thêm đũa bát, rồi lại cùng ngồi lên phản. Vợ bảo chồng :
- Có rượu cúng sao mình không lấy ra thết khách ?
- Ừ phải đấy, suýt nữa thì quên.
Bụng đói, trời rét, Bằng ăn ngon miệng lắm.
Thấy Bằng vì tay dính bùn chưa kịp rửa cầm đũa gắp xôi, người vợ đa mắt nhìn chồng tủm tỉm cười; nhưng lúc Bằng nhăn mặt nhắm rượu thì nàng không thể giữ gìn được nữa, bật cười lên tiếng. Nàng chữa thẹn ngay, chữa thẹn cho mình mà chữa thẹn cả ông khách, và nàng tìm chuyện để nói lảng một lúc lâu. Sau một dịp cười trong trẻo nàng vờ bảo chồng :
- Hoài của mình nhỉ, còn mỗi một bánh pháo, sáng nay lại đốt mất, không có bây giờ đem đốt mừng ông thì vui biết bao !
Bằng thì cho là chẳng có tiếng pháo nào ròn bằng tiếng cời của nàng. Người chồng, thấy vợ cười mãi sinh ngượng, tạ lỗi cùng khách :
- Xin ông tha thứ cho, nhà tôi tính trẻ con lắm, thực là vô phép với ông quá ! Bằng nhìn người thiếu phụ, nói :
- Phải vui chứ lỵ, giữ lễ phép thì buồn chết.
Rồi ba người lại nói huyên thiên, lại cười như nắc nẻ, người nọ đem truyện riêng ra kể với người kia, vì thế mà Bằng biết tên bác phó là Lợi, hai mươi sáu tuổi, vợ bác là Ty, hai mươi mốt tuổi. Bác làm nghề thợ rèn đã năm năm nay, và trước có theo lớp sơ đẳng trường làng. Cướp lời chồng, Ty liến thoắng thuật cho Bằng nghe vì sao nàng lấy anh Lợi, vừa kể nàng vừa luôn luôn thêm những dịp cười giòn tan.
Bằng liếc ngắm đôi má hồng vì men rượi, cặp mắt đuôi nheo dài và cái mồm hoạt động xinh xinh. Như lây cái vui giản dị, hồn nhiên của hai vợ chồng quê, Bằng cũng đem chuyện mình ra kể : chàng đã đổ tú tài bản xứ, nhưng chưa tìm được việc làm. Vì mồ côi cha mẹ, chàng đến ăn tết ở nhà một người chú họ để hưởng chút lạc thú gia đình, nhưng cậy giàu chú thím và các em họ nhạt nhẽo với chàng, nên chàng bỏ đi ngay sáng mồng hai tết.
Tâm hồn chàng là tâm hồn thi sĩ, dễ cảm động, dễ tưởng tượng, dễ thương yêu vơ vẩn, vì đó câu chuyện của chàng như có nhiễm vẻ huyền bí đối với bộ óc chất phát của vợ chồng bác phó.
Cơm nước xong, ba người lại ra ngồi bên lò. Thấy lửa đã tàn, Lợi đứng dậy cầm rỏ xuống nhà lấy thêm than.
Bằng nhìn ra sân bảo Ty :
- Kìa ! Trời hửng nắng thực rồi.
- Ờ nhỉ ?
Hai người đều có vẻ buồn rầu, cúi nhìn than đầy tro trắng, và cùng nghĩ đến giờ ly biệt. Kẻ đi sẽ để lại bên đường chút kỷ niệm êm đềm, người ở sẽ thương ai trơ trọi, không thân không thích.
Lợi đem than lên, cầm cái bát mẻ xúc đổ vào lò, rồi quay lại bảo vợ kéo bễ. Bằng đỡ lời :
- Ðể tôi kéo giúp.
Ty cười :
- Chết ! Ai lại thế !
Nhanh nhẹn, nàng đã đến đứng sau ống bễ. Lợi thò tay vào gầm phản với cái ấm sắt, bỏ chè tươi vào rồi ra vại nước. Bằng hỏi Ty :
- Ở giữa nơi đồng không, mông quạnh thế này, bác không sợ ?
Ty đáp :
- Ông tính còn sợ gì ? Làm chỉ đủ ăn, có của cải đâu mà lo trộm cướp.
- Ðủ ăn thì cũng khá rồi. Vậy công việc có nhiều không bác ?
- Thưa cũng đủ. Ðường này có xe ô tô hàng, các bác tài vẫn giao công việc cho chúng tôi luôn, nay cái "doành ", cái "láp", mai cái "bù loong ', cái "rông đền".
Bằng mỉm cời :
- Bác biết nhiều nhỉ ?
- Ấy lâu ngày quen đi đấy ông ạ.
Bằng ngắm Ty, nghĩ thầm : "Hẳn là nhờ cái nhan sắc của vợ mà bác phó rèn được các bác tài đem công lại cho".
Lợi móc quai ấm vào cái giây thép buộc từ trên cái kèo nhà rủ xuống ngay lò than rồi quay bảo vợ :
- Kìa ! mình không kéo bễ đi.
Than soạn nổ lách tách liên thanh, Bằng lấy đồng hồ ra coi. Bằng hoảng hất kêu lên :
- Chết chửa ! Gần hai giờ rồi, tôi phải về... Thôi kính chào hai bác và cám ơn các bác đã tiếp đãi tôi quá hậu.
Người chồng nhũn nhặn :
- Thưa ông, có gì đâu mà hậu. Chúng tôi ơn ông thì có, năm nay ông xông nhà thì chắc may mắn quanh năm.
Người vợ hỏi :
- Ông về mãi tận Hà Nội phải không ?
- Phải.
- Xa xôi mà rét mớt lắm nhỉ ! Nước sắp được ông thong thả một tý, chúng tôi biếu ông một chai chè tươi nóng để đi đường uống cho ấm.
Lợi nói :
- Ông đi xe đạp thì mang làm sao được ?
- Buộc vào xe chứ lỵ.
Rồi nàng ra sức kéo bễ. Chẳng bao lâu nước sôi rào xuống lò than và hơi chè bốc lên thơm phức. Ty rót nước vào chai và lấy giây thép buộc chắc chắn dưới yên xe đạp. Mười phút sau Bằng đã đương lủi thủi trên con đường về tỉnh lỵ.
Trời xuân rọi xuống cảnh đồi một làn ánh sáng trong. Trên những lá cây sim dại mọc bên vệ đường nước mưa còn đọng lại lấp lánh như thủy tinh. Những khóm hoa đơn lè sè mặt cỏ khoe sắc đỏ tươi, bên những cây phượng vĩ lá đều như gọt tỉa và những khóm thanh hao lá lấm tấm điểm trên cành dài và cứng, trông tựa cụm dương liễu tý hon.
Cảnh vẫn cảnh buổi sớm khi Bằng rời ấp Ðoan Dương ra đi, nhưng Bằng chẳng hiểu vì sao vẻ đẹp buổi sớm đã trở nên ủ rũ ?
Leo một cái dốc đến giữa chừng, Bằng thấy chân chồn và lòng chán nản, xuống xe chàng lại thở dài. Chai nước chè tơi buộc sau yên lại nhắc chàng tới vợ chồng người thợ rèn, nhất người vợ nhanh nhẹn, xinh xắn, vui cười mà chàng còn mang hình ảnh trong tâm trí.
Ðứng trên cao Bằng quay nhìn trở lại. Mấy trái đồi che khuất túp lều tranh. Thốt nhiên chàng nghĩ ngợi, chàng lên xe, đạp ngược về đường cũ.
Qua hai quãng đường vòng, chàng đã lại trông thấy nhà người thợ rèn, thấp thoáng giữa hai gốc gạo trắng và cao. Mơ màng chàng tưởng tượng có hai cái bóng vợ chồng ai đứng vẫy.Chàng chép miệng, mỉm cười giơ tay chào lần cuối cùng và lẩm bẩm nói :
- Chà ! trên đường đời còn nhiều phen dừng bước !
Rồi chàng quay xe ra sức đạp thật mau về Phú Thọ để kịp giờ xe hỏa, trong lòng lại vui sướng như buổi sớm, khi ở nhà người chú họ ra đi.
Là vì quên hẳn mình, Bằng chỉ nghĩ tới những nguồn hạnh phúc của nhân loại. Túp nhà tranh kia, với lò than lửa, với trái tim vàng, chàng cho phải là một sự an ủi dịu dàng đối với hết thảy những người như chàng, lẽo đẽo trên con đường dây lội, gió mưa và khao khát được dừng bước đâu đó mà ngắm trong chốc lát một cảnh vui tươi êm ấm khó tả.